Các bộ xử lý tín hiệu không thể thiếu trong dàn âm thanh

Những thiết bị xử lý tín hiệu người sử dụng cần biết

Bộ xử lý tín hiệu trong dàn âm thanh là gì? Bộ xử lí tín hiệu có chức năng gì trong một dàn âm thanh. Như chúng ta đã biết, muốn có chất lượng âm thanh tốt thì không thể thiếu những bộ xử lí tín hiệu làm công việc chỉnh sửa âm thanh. Vậy thì những thiết bị đó là gì và có vai trò quan trọng ra sao trong một bộ dàn âm thanh?

Ở bài viết hôm nay thì Bá Hùng Audio sẽ giúp các bạn trả lời thắc mắc chức năng của bộ thiết bị xử lí tín hiệu.

Mixer (hay còn gọi là bộ trộn tín hiệu âm thanh)

Người dùng cón được biết đến tên gọi của thiết bị này là bàn trộn tín hiệu âm thanh. Chức năng chính của của khi dàn âm thanh hoạt động chính là kết nối và tiến hành trộn tất cả tín hiệu được gửi vào từ người dùng và truyền tới cho những thiết bị đảm nhiệm việc phát âm thanh.

Hầu như bộ dàn nhận được tín hiệu rất nhỏ từ các thiết bị như là micro hay là các nhạc cụ khác. Chính vì vậy mà chức năng khuếch đại tín hiệu cực kì quan trọng và giúp bộ dàn có thể chỉnh sửa chúng một cách đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.

Chính xác là thiết bị mixer sẽ là thiết bị có vai trò khuếch đại tín hiệu đầu vào đó. Bạn có thể thấy, thường thì thiết bị mixer được nhà sản xuất tích hợp các nút vặn hoặc là cần đẩy để tiến hành các chức năng cân chỉnh âm thanh và xử lí chúng.

Equalizer (hay còn gọi là bộ lọc tín hiệu âm thanh)

Nếu như mixer là thiết bị có chức năng là trộn những tín hiệu nhận được từ đầu vào thì khuếch đại chúng thì equalizer lại nhận vai trò là điều chỉnh âm sắc cho âm thanh phát đi.

Equalizer sẽ nhận tín hiệu truyền đi từ mixer và sau đó thực hiện các thao tác và cho phép người dùng có những điều chỉnh theo ý muốn như là tăng hay là giảm bớt biên độ của từng tần số cố định lại. Chúng nằm trong khoảng từ 20 cho đến 20000 HZ. Tất nhiên là trong khoảng để tai chúng ta có thể nghe được.

Ngoài ra thì thiết bị equalizer còn được dùng để điều chỉnh phù hợp yếu tố âm sắc của tín hiệu đầu vào và khả năng của loa sao cho nó có độ tương thích với không gian sử dụng cũng như không có hiện tượng rít và hú khó chịu cho người nghe.

Thông thường thì mỗi một dàn âm thanh đều được trang bị từ một cho đến hai equalizer để thực hiện việc căn chỉnh âm sắc. Mặc dù thế những trên thực tế sử dụng, người dùng cần phải chỉnh hết âm sắc của các thiết bị như là micro, các nhạc cụ khác nhau hay là nhạc nền thì nó sẽ thực sự đòi hỏi những thiết bị cao cấp hơn. Đối với các dàn âm thanh lớn thì sự lựa chọn của đa số khách hàng đó chính là các loại mixer kỹ thuật số.

Đơn giản vì các dòng mixer này được nhà sản xuất tích hợp sẵn vào đó nhiều bộ máy equalizer cùng lúc. Nó cho phép người dùng thực hiện tùy chỉnh lại từng đường truyền tín hiệu ở đầu vào của dàn loa cũng như một equalizer tách biệt để mang lại cho người nghe một trải nghiệm về âm thanh chất lượng nhất.

Crossover (hay còn gọi là thiết bị phân tần số cho loa)

Nếu bạn chưa biết thì tín hiệu đầu ra thì chỉ có duy nhất một nhưng trên thực tế sử dụng, ở trong nhiều trường hợp chúng ta có thể thấy những dàn âm thanh lại bao gồm nhiều cụm loavà chúng đảm nhiệm các chức năng khác nhau.

Cụ thể là với hệ thống loa cho tiếng hát, hệ thống loa siêu trầm hay còn gọi là loa sub, hệ thống loa monitor... Tất nhiên là mỗi cụm loa này đều sở hữu ưu điểm riêng của nó, đáp ứng cho một dải tần số nhất định để cho người nghe có chất lượng âm thanh tốt nhất.

Cũng chính vì lí do này mà dàn âm thanh cần phải có thiết bị crossover để tiến hành phân chia tần số cho từng cụm loa riêng biệt theo khả năng và nhu cầu sử dụng.

Có thể nói rằng, phải xét theo nhu cầu sử dụng mà người sử dụng có thể lựa chọn từng bộ phân tần số khác nhau. Ví dụ như đối với những dàn máy analog có thiết kế cồng kềnh, phức tạp, thì nó yêu cầu bạn phải phân chia thành ba bộ xử lý tách rời, riêng biêt. Nhưng hiện nay thì với sự ra đời của công nghệ digital hiện đại, người dùng sẽ dễ dàng tiến hành tích hợp tất cả các tính năng này chỉ cần với duy nhất một thiết bị.

Compressor (tức là bộ nén tiếng)

Với người có kinh nghiệm chơi âm thanh thì chắc hẳn không còn xa lạ với thiết bị compressor. Đây là thiết bị được sử dụng với mục đích chính là hạn chế những tín hiệu âm thanh có cường độ vượt quá mức hạn định cho phép, đặc biệt đối với những tiếng bass, treble.

Trong quá trình sử dụng, khi mà một tín hiệu âm thanh được hoạt động, thì thiết bị amply sẽ đảm nhiệm vai trò khuếch đại để truyền tín hiệu đó đến loa phát ra thì nó thường sẽ bị biến dạng trong một khoảng nhất định nào đó.

Điều này chính là tác nhân gây ra những tiếng rền khó chịu trong quá trình sử dụng. Và nhiệm vụ của thiết bị compressor chính là tiến hành cắt những tần số vượt ngưỡng âm thanh mà người dùng cho phép để xử lí và khắc phục những trường hợp tương tự như thế.

====================================

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi gửi đến bạn đọc về vấn đề các bộ xử lí tín hiệu mà người chơi âm thanh cần nắm rõ. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn hoàn toàn có thể hiểu chính xác hơn về những thiết bị này cũng như vai trò của chúng trong dàn âm thanh.

 

Bạn đang xem: Các bộ xử lý tín hiệu không thể thiếu trong dàn âm thanh
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: