Cách đấu 4 loa vào 1 amply đơn giản và chi tiết nhất

Hướng dẫn cách đấu 4 loa vào 1 amply hiệu quả và an toàn nhất cho người dùng

Cách đấu 4 loa vào 1 amply như thế nào? cách đấu nhiều loa vào amply? Mất tiếng khi đấu loa vào amply hay loa sau khi đấu lúc được lúc mất. Đó không phải là những điều hiếm gặp khi đấu loa vào amply, chỉ đơn giản là bạn có thể đã làm sai cách. Nếu không phải là người hiểu biết và quen làm những việc kĩ thuật thì đây không phải là điều dễ dàng.

Nếu như bài trước, Bá Hùng Audio đã chia sẻ cho bạn đọc về vấn đề Tăng cường tiếng bass của loa trong windows 10 thì hôm nay chúng tôi sẽ mách bạn cách đấu 4 loa vào 1 amply an toàn, hiệu quả và chi tiết nhất, giúp bạn tránh khỏi những lỗi thương gặp.

Những vấn đề chính cần lưu ý khi đấu loa vào amply

Trong những việc liên quan đến đồ điện tử, khi bạn làm sai quy trình dủ chỉ là một bước nhỏ thôi cũng khiến cho thiết bị của bạn gặp phải những vấn đề không mong muốn.

Không chỉ dừng lại ở việc thiết bị của bạn không thể hoạt động như ý muốn thì một số hậu quả khác nghiêm trọng hơn rất nhiều cũng có thể xảy ra chính là thiết bị sẽ bị cháy, cụ thể là dàn loa và bộ amply.

Trở kháng của loa và amply

Thật ra cách kết nối amply với loa khá đơn giản nếu bạn học thuộc được cách làm, kể cả người không am hiểu nhiều về thiết bị điện âm thanh. Mặc dù vậy nhưng với Cách đấu 4 loa vào 1 amply thì bạn không thể bỏ qua vấn đề về trở kháng.

Nếu hiểu rõ trở kháng là gì và công dụng của nó thì việc kết nối loa với amply lại vô cùng đơn giản. Việc lựa chọn trở kháng không phù hợp với dàn loa và bộ amply sẽ khiến cho bộ thiết bị này có sự cố, thậm chí là chập cháy. Hiện tượng những sự cố này vẫn có thể xảy ra kể cả khi bạn đã tính toán để công suất của loa nhỏ hơn công suất của amply.

Bạn cần nằm lòng công thức tính trở kháng giữ amply và loa như sau: P=U^2/R. Trong công thức này, R là điện trở, U là hiệu điện thế và P chính là công suất cần tính toán. 1 amply 4 loa sẽ được kết nối thành công khi 2 công suất bằng nhau, đó là công suất của amply và công suất của loa. Tức là như sau: (U1)²/R1=(U2)²/R2. V hiệu điện thế U giữa hai thiết bị là không đổi nên ta dễ dàng suy ra R1=R2.

Công suất của loa và amply

Đây là yếu tố thứ 2 vô cùng quan trọng cùng với trở kháng của loa mà bạn cần nắm rõ. Hiện nay, nhiều người có quan điểm là chọn amply có công suất tiêu thụ lớn gấp đôi công suất trung bình của dàn loa để đảm bảo độ chịu truyền tải của amply trong hầu hết trường hợp xảy ra. Vì vốn dĩ, điện trở của loa càng cao thì có thể truyền tải được dòng điện có giá trị càng thấp.

Trên thị trường hiện nay, hầu hết các dòng loa đặc trung và chuyên dụng cho kinh doanh karaoke, loa chuyên dụng phục vụ hội trường đều được sản xuất với trở kháng phổ biến ở 3 mức 4 Ohm, 8 Ohm, 15 Ohm, và nếu được nối vào cùng 1 Amply thì loa có trở kháng 4 Ohm sẽ cho ra âm thanh lớn nhất do tải được dòng điện lớn nhất.

Cách nối 4 loa vào 1 amply

Thông thường, chúng ta sử dụng 2 cách nối cơ bản để thực hiện kết nối 1 amply với 4 loa. Đó chính là đấu nối tiếp và đấu song song. Có thể nói rằng với mỗi cách thực hiện kết nối đều có những ưu điểm đi kèm những nhược điểm riêng.

Sau đây, chúng tôi sẽ nói rõ cho bạn về những cách làm này.

Đấu dây loa nối tiếp và song song

Có thể nói, cách đấu dây loa nối tiếp hay là song song là hai hình thức đấu nối phổ biến nhất, để đấu nối 4 loa vào 1 Amply và nếu thực hiện theo những hình thức này, bạn phải nắm rõ hai công thức tính điện trở sau đây:

Đấu nối loa song song: 1/R=(1/R1) + (1/R2) +…+(1/Rn)

Đấu nối loa nối tiếp: R=R1+R2+…+Rn

Cụ thể như công thức trên, nếu ta nối 4 loa song song, trở kháng của tổng loa R=1 Ohm (<4 Ohm) chứng tỏ cách đấu song song không phù hợp.

Vậy không thể nối 4 loa song song. Nếu ta nối 4 loa nối tiếp R=16 Ohm (>4 Ohm) cũng không thỏa mãn. Vậy là ta cũng không thể nối 4 loa theo cách đấu nối tiếp.

Thêm điện trở vào mạch nối

Nếu vì một vấn đề nào đó mà loa của bạn chỉ có thể nối song song với nhau, đừng lo lắng, chúng ta vẫn có một cách giải quyết khác cho tình huống này, đó chính là thêm tụ trở. Cách này khá đơn giản, chi tiết như sau: Khi mắc 4 loa song song, trở kháng tổng của loa là R=1 Ohm.

Tuy nhiên trở kháng của Amply Jarguar 506N lại là 4 Ohm, để loa vẫn ghép nối phù hợp, rất đơn giản, chúng ta sẽ thêm một tụ trở có trở kháng là 3 Ohm mắc nối tiếp với khối loa, như vậy trở kháng sẽ tăng lên thành 4 Ohm bằng với trở kháng của amply và ghép nối phù hợp.

Những lưu ý cần biết

Một điều nên biết là bạn không nên đấu thẳng loa có điện trở 4 ohm vào amplifier có công suất (output) 8 ohm, cũng không nên 2 loa vào 1 nhánh của amp âm thanh có thể sẽ bị rè hoặc loa sẽ bị hư sau 1 thời gian, bạn cần 1 switcher để chuyển đổi từ 8 ohm thành 6 ohm hoặc 4 ohm và cách đấu chéo (parallel) bạn có thể kết nối từ 4 đến 10 loa.

Hướng dẫn chi tiết cách đấu nối tiếp 2 loa

Để có được chất âm hay nhất cho bộ dàn karaoke thì tất nhiên người chơi âm thanh phải nắm rõ những quy tắc về việc đấu loa nối tiếp và song song. Nhưng việc này đòi hỏi bạn phải có một kinh nghiệm và kiến thức nhất định để có thể thực hiện được chính xác nhất. Sau đây, Bá Hùng Audio sẽ trình bày cho bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên lý của việc đấu loa nối tiếp

 Nếu như bạn chưa biết thì đấu 2 loa theo cách nối tiếp là cách đấu loa theo phương pháp cơ bản nhất mà những ai bước vào chơi âm thanh đều cần nắm rõ và thành thạo. về nguyên lý của phương pháp này, cực dương của loa sẽ được người dùng đấu với cực âm của loa kia. Khi đó, trở kháng tổng của hệ thống loa sẽ thay đổi và nó tăng lên được tính như sau:

R= R1 + R2 + R3 + … + Rn

Trong công thức này, R là tổng số đo điện trở của tất cả các loa mà bạn đấu nối tiếp. Bạn nên lưu ý rằng, cách đấu nối tiếp được sử dụng khi mà amply được dùng để phối ghép trong bộ dàn yeu cầu loa có tổng trợ R lớn hơn thì mới có thể cân bằng được mức công suất sản sinh.

Đặc điểm của cách đấu loa trực tiếp

Nếu như bạn biết về cách đấu loa nối tiếp và song song thì bạn sẽ dễ dàng sở hữu được một bộ dàn hoàn chỉnh cho chất âm tuyệt vời nhất có thể. Khi đó, bạn sẽ tự in phô diễn chất lượng và sự đỉnh cao của những thiết bị loa được sử dụng bằng phương pháp phối ghép.

Ưu điểm của phương pháp đấu nối tiếp 2 loa này chính là tổng trở R của loa sau khi tiến hành ghép đôi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu tương thích với thiết bị amply. Nó sẽ đảm bảo cho bạn được chất am mượt mà và hấp dẫn nhất có thể.

Nhược điểm của phương pháp đấu loa trực tiếp này chính là nếu như trong trường hợp có một loa trong số đó xảy ra vấn đề thì cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí, hệ thống loa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và ngừng hoạt động và lí do sẽ là hiện tượng ngắt mạch.

Đặc điểm của phương pháp phối hợp đấu trực tiếp và song song

Tuy nhiên thì cách đấu trực tiếp 2 loa ngày nay được dân chơi âm thanh ít sử dụng hơn bởi vì để có thể mang lại hiệu quả thực sự to lớn thì người ta sẽ có cách kết hợp với phương pháp đấu song sóng. Chính vì thế đấu loa nối tiếp và song song đóng vai trò vô cùng quan trọng nếu như bạn muốn sở hữu bộ dàn thật ấn tượng.

Trên thực tế thì nếu như bạn áp dụng phối hợp đấu loa nối tiếp và song song thì chắc chắn rằng, nó sẽ mang lại những lợi ích riêng. Cụ thể, người dùng sẽ có thể tranh thủ được khả năng tăng cường tổng trở của cả bộ loa và bên cạnh đó còn có thể tận dụng được khả năng hoạt động tốt của cả hệ thống khi một loa xảy ra sự cố.

Tuy là vậy nhưng phương pháp này chỉ được áp dụng với hệ thống bao gồm nhiều loa, còn với chỉ 2 loa thì bạn chỉ cần biết đến và sử dụng 1 trong 2 phương pháp mà chúng tôi đã đề cập mà thôi.

Quy trình các bước đấu 2 loa nối tiếp

Để có thể đấu thành công 2 loa liên tiếp thì bạn hãy làm theo quy trình sau đây:

Đầu tiên, chuẩn bị dây loa với chú ý là chiều dài không được quá lớn. Vì như thế sẽ có thể gây ù và tín hiệu bị rè khó chịu, nguyên nhân là do tín hiệu truyền đi bị ảnh hưởng lớn, nên sử dụng dây loa tốt để không bị hỏng loa.

Sau đó, bạn sẽ bỏ lớp nhựa trên dây loa và để lộ một đoạn ngắn phaanf lõi đồng trên cả 2 dây, tiến hành đấu dây âm vào cực âm của thiết bị amply. Kéo và đấu dây đó và cực dương của loa thứ nhất. Bạn sẽ dùng một dây dẫn để có thể đấu nối tiếp từ cực âm của loa đầu tiên sang cực dương của loa thứ 2. Sau đó, dùng 1 dây loa để nối từ cực âm của loa thứ 2 về với cực dương trên thiết bị amply.

Chú ý khi đấu nối tiếp 2 loa

Khác với đấu loa nối tiếp và song song, cách đấu nối tiếp mà bạn đang sử dụng cũng là đấu từng đường dây riêng biệt chứ không phải là đấu dây kép như ở phương pháp đấu nối song song. Chính vì lí do này mà khi đấu nối, bạn cần hết sức chú ý để có thể có được sự chính xác mà không ảnh hưởng tới cấu tạo của hệ thống.

Với cách đấu 2 loa song song thì bạn phải biết được sự khác biệt với cách nối tiếp. Rõ ràng nhất chính là cách tính trở kháng của hệ thống loa khi đấu song song. Có thể nói rằng, người ta rất ưa chuộng cách đấu này bởi vì nó sẽ có thể giảm được tổng trợ đi đáng kể và nó không bị ảnh hưởng toàn bộ hệ thống khi có một thành phần gặp sự cố.

Và chắc chắn rằng, nguyên lí tính tổng trở sẽ cũng có sự thay đổi như sau:

 (1/R)2=(1/R1)2+(1/R2)2+....+(1/Rn)2
Người chơi âm thanh cần nắm rõ những phương pháp này thì mới có thể thực hiện được cách đấu hỗn hợp là đấu loa nối tiếp và song song.

================================

Trên đây là những chia sẻ chi tiết và cực kì đầy đủ của Bá Hùng Audio cho quý bạn đọc về cách đấu 4 loa vào1 amply. Hi vọng rằng với những kinh nghiệm về đồ điện này thì bạn hoàn toàn có thể thao tác ngay với bộ thiết bị của mình mà không cần tốn công nhờ đến chuyên gia kĩ thuật.

Và cũng mong rằng với những chia sẻ chính xác và tường tận của chúng tôi thì bạn sẽ thực hành đúng cách, tránh gây hỏng hóc và những vấn đề đáng có cho bộ thiết bị của mình.

Bạn đang xem: Cách đấu 4 loa vào 1 amply đơn giản và chi tiết nhất
Bài trước Bài sau
Bình luận (1 bình luận)
binh-luan

Pafaddene

01/06/2022

[url=https://newfasttadalafil.com/]Cialis[/url] mmsec. Ekflra lens Yzxujx Cialis buy cialis dreampharmaceuticals from online https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Zoynhw

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: