Cách kết nối âm thanh sân khấu đúng chuẩn 2019
Hướng dẫn cách kết nối âm thanh sân khấu đúng chuẩn theo các thiết bị
Cách kết nối dàn âm thanh sân khấu đúng chuẩn là thế nào? Với một sân khấu hay hội trường tổ chức sự kiện thì dàn âm thanh là một trong những nhân tố chủ đạo không thể thay thế. Kết nối âm thanh sân khấu ngoài trời hay trong nhà chính là việc chúng ta kết nối các thiết bị âm thanh có sẵn lại với nhau để chúng có thể hoạt động bình thường.
Tuy nhiên với những chuyên gia kĩ thuật thì dễ nhưng với những người bình thường thì đây là một việc không hề đơn giản. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách kết nối dàn âm thanh sân khấu cao cấp đúng chuẩn 2019.
Các thiết bị cần có cho giàn âm thanh sân khấu
Để có thể hoàn thành cách kết nối âm thanh sân khấu thì trước hết, bạn không thể thiếu những thiết bị cơ bản như loa, cục đẩy công suất, các thiết bị xử lí,… Nhưng cách kết nối chúng lại với nhau để có âm thanh lớn lại không đơn giản, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số đồ nghề sau:
Loa
Trong một giàn âm thanh chuẩn, loa âm thanh sân khấu là một thiết bị có thể coi là chủ đạo. Tuy nhiên, người dùng cần phân biệt được những loại loa khác nhau, vì trên một sân khấu, mỗi loại loa sẽ đảm nhiệm một vai trò, nên việc nắm rõ chúng là vô cùng quan trọng. Đồng thời, để loa hoạt động tốt, người tổ chức cần lắp đặt bộ amly, Pre, power đúng chuẩn.
Loa full: đây được coi là loa chính trong dàn loa bộ âm thanh sân khấu. Vai trò của nó là phát ra âm thanh và truyền tải chúng đến tai người nghe một cách chân thực và rõ nét. Bên cạnh đó, với vai trò chủ đạo, nên loa full đặc biệt có khả năng điều chỉnh đầy đủ ba mức âm là cao, vừa và thấp, qua đó chất lượng mà người nghe cảm nhận được sẽ vô cùng chân thực và sống động.
Loa sub: đây là một loa phụ với âm siêu trầm, đảm nhận vai trò cấp phát âm thanh thuộc tần số thấp, bên cạnh đó nó cũng bổ sung âm trầm cho loa chính.
Loa monitor: đây là loại loa với công dụng kiểm âm. Đây cũng là loại loa có chức năng sử dụng đặc biệt nhất trong hệ thống loa, khi những loại loa khác hướng về khan giả thì loại loa này lại quay mặt về sân khấu. Trọng trách mà nó đảm nhiệm là đảm bảo cho người biểu diễn nghe thấy âm thanh mà mình trình diễn, để từ đó biết tự điều chỉnh tông giọng cho đúng chuẩn.
Cục đẩy công suất
Đây là một thiết bị sân khấu đảm nhận trách nhiệm khuếch đại âm thanh, khiến âm thanh trở nên to hơn. Do đó số lượng cục đẩy công suất tương ứng với số loa trên sân khấu. Lưu ý khi sử dụng và lắp đặt là phải chọn cục đẩy công suất phát ra công suất lớn hơn loa.
Ngược lại nếu người thi công chọn cục đẩy có công suất bé hơn loa thì sẽ khiến cho người nghe cảm thấy âm thanh nhỏ đi, hụt hơi và bị rè.
Mixer
Đây là một thiết bị vô cùng quan trọng dàn âm thanh sân khấu. Công dụng của nó như sau: tất cả các tín hiệu âm thanh đều phải đi qua thiết bị này trước rồi sau đó mới truyền đến các thiết bị khác và cuối cùng là đi ra loa. Mixer có khả năng điều chỉnh âm thanh, giúp âm thanh trở nên trong hơn và hay hơn. Người lắp đặt phải biết cách kết nối dàn âm thanh sân khấu dựa vào loại hình sân khấu mà để có thể chọn analog mixer hoặc digital mixer.
Các thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh
Các thiết bị này bao gồm vang số, equalizer và crossover.Đầu tiên, chúng ta nói về vang số. Đây là thiết bị có tác dụng xử lí tiếng vang và quan trong là tạo hiệu ứng âm thanh đặc sắc, phù hợp với màn biểu diễn.
Equalizer chính là thiết bị lọc tần số của dàn âm thanh sân khấu. Nó có chức năng chính là cân bằng tần số âm thanh, khiến âm thanh trở nên hài hòa hơn. Crossover là thiết bị phân tầng âm thanh, nó phân chia tín hiệu thành các tần số cao, thấp và vừa. Cuối cùng, nhiệm vụ của nó là truyền những tín hiệu âm thanh đến các thiết bị có chức năng tương ứng trong cách kết nối dàn âm thanh sân khấu.
Micro
Trong dàn âm thanh, thiết bị này đóng vai trò như một thiết bị đầu vào hay còn gọi là input, nhiệm vụ của nó là thu giọng hát ca sĩ, âm thanh của ban nhạc sau đó truyền đến mixer để xử lý. Chính vì vậy, cần lựa chọn micro chất lượng tốt để đảm bảo chất lượng âm thanh thu được là tốt nhất. Đồng thời, người tổ chức cũng cần một đầu phát tốt cho micro hoạt động hiệu quả.
Hiện nay, dàn âm thanh sân khấu chủ yếu sử dụng micro kết nối không dây bởi vì sự tiện lợi khi sử dụng và chúng giúp người cầm mic có thể thoải mái, tự do di chuyển trên sân khấu mà không sợ bị vướng dây và những sự cố không đáng có.
Cách kết nối âm thanh sân khấu
Một điều rõ ràng là độ lớn của dàn âm thanh sân khấu cao cấp phụ thuộc vào quy mô của chương trình và còn là địa điểm sân khấu ngoài trời hay trong nhà để người lắp đặt biết thêm thiết bị nào hay giảm thiết bị nào không cần thiết, chính vì lí do đó mà người ta có những cách chuẩn bị sân khấu khác nhau.
Đầu tiên, người thi công thực hiện kết nối các thiết bị input hay còn gọi là thiết bị đầu vào như micro, máy vi tính vào mixer. Sau đó, kết nối đầu ra tức là ouput của mixer với đầu vào input của vang số và equalizer.
Tiếp theo, nối đầu ra của cục đẩy công suất với đầu vào của cụm loa chính, tức là những loại loa kể trên. Thực hiện nối đầu ra của vang số vào input của crossover và mixer. Tiếp tục nối output của crossover với input của cục đẩy cống suất. Bước cuối cùng người thì công lắp đặt dàn loa sân khấu phải làm là nối đầu ra output của cục đẩy công suất với đầu vào của loa monitor.
Lưu ý khi lắp đặt dàn âm thanh sân khấu ngoài trời
Như chúng ta đã biết thì đặc điểm chính của dàn loa sân khấu ngoài trời là nó sẽ được phục vụ một không gian rộng. Chắc chắn là mức độ có lẫn tạp âm từ môi trường xung quanh như tiếng xe cộ tham gia giao thông, tiếng nhạc từ những cửa hàng xung quanh rất cao.… Những yếu tố này sẽ có tác động không nhỏ và gây ảnh hưởng đến việc âm thanh có truyền tốt và hiệu quả đến tai người nghe được to, rõ ràng hay không.
Để có thể giải quyết vấn đề cách kết nối dàn âm thanh sân khấu, người setup phải lựa chọn các thiết bị âm thanh đủ điều kiện sao cho đảm bảo chất lượng âm thanh đến tai người nghe dù ở bất kì vị trí nào trên khán đài cũng đều có thể cảm nhận được to, rõ ràng như nhau. Sau đây là những điều cần lưu ý mà bạn nên biết.
Những chú ý về Loa
Trước tiên thì chắc chắn bạn sẽ hiểu rằng diện tích không gian sẽ là yếu tố quyết định đến công suất loa. Tuy nhiên do không gian ngoài trời là thực sự rộng và khó xác định chính xác diện tích cụ thể để phục vụ người nghe. Chính vì lý do này cho nên việc lựa chọn loa cho bộ âm thanh sân khấu ngoài trời luôn luôn gặp nhiều khó khăn và bất lợi hơn so với âm thanh sân khấu trong nhà.
Để có được bộ dàn chuẩn nhất thì người setup nên đưa ra sự lựa chọn những dòng loa chuyên nghiệp, chuyên dùng cho âm thanh sân khấu. Chúng phải được trang bị mức công suất lớn và có xuất xứ đến từ những thương hiệu nổi tiếng như Soundking, Electro-Voice, Behringer…
Bạn sẽ căn cứ vào diện tích không gian mà sẽ bố trí số lượng nhiều hay ít loa. Cách bố trí loa cũng có những tác động và ảnh hưởng nhất định đến sự truyền tải âm thanh. Do đặc điểm chính của không gian sân khấu ngoài trời là không gian mở, nó sẽ không có vật cản dẫn đến việc cường độ sóng âm tạo ra kém là điều dễ hiểu.
Để có thể khắc phục và giải quyết vấn đề đó, ngoài việc sử dụng loa có công suất lớn thì người setup bắt buộc cần lưu ý đến cách bố trí loa sao cho khoa học. Đồng thời thì sẽ cần hỗ trợ và sử dụng thêm các thiết bị phụ trợ như xử lý tiếng vang…Đây cũng là điều cần lưu ý trong cách kết nối dàn âm thanh sân khấu.
Cục đẩy công suất
Bên cạnh việc chuẩn bị loa thì việc lựa chọn cục đẩy công suất cũng đóng vai trò quan trọng trong khi setup dàn âm thanh ngoài trời. Công suất của cục đẩy công suất phải đạt ở mức lớn hơn công suất của dàn loa thì khi đó bộ dàn mới cho hiệu quả phát nhạc ổn định và chất lượng nhất.
Nếu công suất cục đẩy có chỉ số yếu hơn loa thì rõ ràng rằng sẽ khiến chất lượng âm thanh không được như kỳ vọng, cụ thể đó là tiếng sẽ bị hụt hơi, không đủ cường độ, rõ ràng. Chính vì thế, đây là lý do mà người dùng nên chọn công suất lớn hơn công suất loa, nhưng Sự chênh lệch quá nhiều sẽ khiến cho dây bị cháy.
Trên thực tế sử dụng thì tốt nhất là nên chênh lệch trong khoảng 50 cho đến 100W.
Mixer và các thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh
Với mỗi bộ dàn thì rõ ràng rằng thiết bị Mixer có thể xem như là trung tâm của dàn âm thanh sân khấu. Bởi lẽ nếu như bạn muốn có một dàn âm thanh hoàn hảo thì tất cả các thiết bị trong dàn âm thanh đều được nối đến mixer. Bên cạnh đó thì các tín hiệu âm thanh đều phải qua mixer trước khi được đưa ra loa đến tai người nghe.
Để có thể đưa ra sự lựa chọn mixer và amply và những thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh sao cho phù hợp thì bạn còn phải căn cứ vào mục đích và quy mô của chương trình.
Chú ý về Micro
Trong vấn đề setup các dàn âm thanh sân khấu, đặc biệt là âm thanh sân khấu ngoài trời, hầu hết thiết bị micro không dây sẽ được ưa chuộng và phổ biến hơn hết vì tính năng gọn nhẹ và tiện lợi trong khi di chuyển của nó.
Bạn nên nhớ rằng Micro là thiết bị cần có độ nhạy cao để có thể bắt được đầy đủ trọn vẹn tiếng hát, tránh trường hợp ngắt quãng và bị sót từ. Ngoài ra, một điều hết sức quan trọng đó chính là micro cũng cần được trang bị công nghệ chống hú, rít và lọc tiếng ồn cũng như tạp âm. Mục đích của nó chính là sự đảm bảo thu được âm thanh có chất lượng tốt nhất.
Ngoài ra thì còn dựa vào nội dung của chương trình có thể chuẩn bị thêm tai nghe không dây đeo tai nhằm mục đích các ca sĩ có thể thoải mái thể hiện vũ đạo.
Thời tiết
Đây chính là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua cần lưu ý khi lắp đặt bộ âm thanh sân khấu ngoài trời. bạn phải lường trước được rằng nếu như trời mưa thì sẽ có phương án che chắn, bảo vệ cho các thiết bị một cách tốt nhất bởi nếu trời mưa.
Nếu như độ ẩm cao sẽ khiến màng bass đứng trước nguy cơ cao bị ẩm, dẫn đến âm thanh có tình trạng bị ì hoặc các thiết bị khác có nguy cơ bị chập, cháy, gây nguy hiểm. Đây là những điều mà các bạn nên nắm rõ về cách kết nối dàn âm thanh sân khấu.
=========================
Trên đây là cách kết nối dàn âm thanh sân khấu một cách tỉ mỉ và chi tiết mà Bá Hùng Audio chúng tôi đã chia sẻ tới quý bạn đọc. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết này, mọi người sẽ hiểu rõ hơn cách kết nối dàn âm thanh sân khấu để phòng khi cần thiết là không có chuyên gia kĩ thuật nhé!