Cách lựa chọn trở kháng của loa và amply cách phù hợp

Mách bạn cách lựa chọn trở kháng cho dàn âm thanh

Lựa chọn trở kháng cho loa và amply thế nào là phù hợp? Những lưu ý gì cần biết khi lựa chọn trở kháng cho loa và amply? Để có trải nghiệm tốt nhất cho hệ thống âm thanh của mình, một điều chắc hẳn dân chơi âm thanh nào cũng phải nắm rõ, đó chính là cách lựa chọn trở kháng cho loa và amply. Nhưng thật ra, không phải ai cũng biết những lựa chọn phù hợp và chất lượng nhất.

Nếu như ở bài viết trước, Bá Hùng Audio đã chia sẻ cho bạn đọc về vấn đề thiết bị âm thanh cho phòng tập gym thì ở bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến các bạn những kinh nghiệm lựa chọn trở kháng phù hợp nhất cho loa và amply của dàn âm thanh.

Mối liên hệ giữa trở kháng giữa amply và loa

Mối liên hệ giữa trở kháng giữa amply và loa

Bạn có bao giờ tự hỏi, mối liên hệ giữa những bộ phận như trở kháng giữa loa và amply có gì đặc biệt, có gì cần lưu ý và nó có quan trọng hay không. Sau đây, ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn điều đó.

 Đầu tiên một định nghĩa qun trọng mà chúng ta nên hiểu rõ là Ohm. Định nghĩ ohm: Như chúng ta điều biết, trong kỹ thuật điện, trở kháng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Nó thường được ký hiệu bằng chữ Z và được đo trong SI bằng đơn vị đo Ω (ohm). Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng điện xoay chiều, không chỉ là một số liệu thông thường, nó còn chứa thêm thông tin về độ lệch pha. 

Vậy mối liên hệ là gì?

Vậy mối liên hệ là gì?

Nếu bạn thực hiện việc phối ghép các loa với nhau hay việc đấu nối nhiều hơn một loa vào cùng một kênh của thiết bị amplifier, hoặc nếu bạn có nhu cầu tự đóng các thùng loa kết nối các củ loa với nhau để phục vụ cho dàn âm thanh của mình, đảm bảo cho sự trải nghiệm tốt và chất lượng nhất thì chắc chắn là bạn phải chú ý đến.

Nếu bạn làm sai trình tự, lựa chọn sai chỉ số công suất hay thực hiện sai, bạn có thể phá vỡ hoặc làm nổ hay bắt lửa thiết bị của mình. Những hư hỏng đó đến từ việc không hiểu biết rõ về thiết bị thì quả thực rất đáng tiếc… Loa của bạn có thể đang được coi là quá khỏe.

Điện trở trong kết nối song song và nối tiếp

Có một vài dữ kiện để biết về việc kết nối trở kháng song song và nối tiếp.
Phương pháp tính trở kháng trong việc kết nối nối tiếp là rất đơn giản, giá trị của chúng cứ cộng thêm vào.

Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +... + R(n)

Với cách mặc điện trở song song thì sẽ có một chút khó khăn. Đó là bạn phải tiến hành nghịch đảo các giá trị của chúng: 

Do vậy ta có công thức 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R(n)

Giá trị trở kháng bao nhiêu thì phù hợp?

Giá trị trở kháng bao nhiêu thì phù hợp?

Trong khi lựa chọn trở khánh thì bạn nhất thiết phải biết được tổng trợ là chính xác bao nhiêu thì phù hợp. Lưu ý là tổng trở của loa mà nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy, kể cả khi đã đảm bảo điều kiện ghép nối là: công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa. Đó là điều mà bạn cần ghi nhớ khi chọn ghép nối loa và amply có trở kháng khác nhau.

Một lời khuyên hữu ích mà Bá Hùng Audio mách bạn đó là ban nên chọn công suất lý tưởng của amply gấp đôi công suất trung bình của loa hoặc ít nhất cũng phải lớn hơn chứ không được nhỏ hơn. Chắc hẳn không nhiều người biết, đơn giản là nó sẽ gây méo tiếng, sự chênh lệch quá lớn còn thậm chí có thể gây cháy loa karaoke, rất đáng tiếc và nguy hiểm cho người sử dụng.

Khi amply quá yếu thì sẽ xảy ra tình trạng tín hiệu sẽ thường xuyên ở trạng thái clip, việc clip quá lâu sẽ khiến cho amply chỉ gửi được dòng điện một chiều vào loa làm cho màng loa không thể co giãn bình thường. Chính xác là cứ giãn mãi ra mà không co lại. Màng loa không co giãn sẽ không làm mát côn loa, côn loa nóng lên đến một mức nhất định thì sẽ cháy.

Chú ý quan trọng khi chọn amply

Chú ý quan trọng khi chọn amply

Trong trường hợp bạn chọn amply với nhu cầu để chơi với những dòng loa thuộc có đặc tính siêu trầm thì bạn cần phải chú ý tới hai thông số vô cùng quan trọng đó là đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm hay chính là yếu tố giảm xóc, chống rung.

Ngoài ra amply trong trường hợp này bắt buộc phải đáp ứng được tần số từ 20Hz trở lên và thông số kiểm soát âm trầm phải dạt từ 400 trở lên, nếu bạn chưa biết thì thông số này càng cao thì âm trầm càng mạnh, đầm, không bị cụt. Đây là một trong những lưu ý sẽ mang lại cho bạn chất lượng âm thanh chuẩn nhất với những âm trầm sâu lắng, cùng với đó alf những trải nghiệm âm thanh tuyệt vời nhất.

==================================

Trên đây là những chia sẻ hữu ích nhất của Bá Hùng Audio gửi tới quý bạn đọc về vấn đề lựa chọn trở kháng cho loa và amply cho dàn âm thanh của bạn. Hy vọng rằng với bài viết này thì bạn hoàn toàn có thể đưa ra cho mình một sự lựa chọn tốt nhất để có được sự trỉa nghiệm âm thanh chất lượng nhất.

 

Bạn đang xem: Cách lựa chọn trở kháng của loa và amply cách phù hợp
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: