Tìm hiểu các nguyên nhân gây hiện tượng cháy loa karaoke

Nguyên nhân và cách hạn chế tình trạng cháy loa karaoke

Thông thường, khi thiết bị loa của dàn karaoke bị cháy, nhiều người tiêu dùng có tin hướng cho rằng thiết bị loa này kém chất lượng hay độ bền của chúng thấp. Do đó, đôi khi người ta đổ lỗi cho các nhà sản xuất, hãng sản xuất các sản phẩm kém chất lượng. Thật sự có phải vậy?

Bên cạnh cách nguyên nhân từ loa, rất nhiều các sự cố gây cháy, hỏng thiết bị loa có thể bị gây ra do thói quen sử dụng không đúng hướng dẫn của người dùng. Vậy đâu là các nguyên nhân phổ biến gây hiện tường cháy loa karaoke? Cách khắc phục và hạn chế các lỗi này như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Bá Hùng Audio chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Các tiếng hú hay tiếng động bất chợt

Các tiếng hú rít xuất phát từ dàn âm thanh karaoke rất có khả năng làm cho các thiết bị loa của gia đình bạn gặp tổn hại nghiêm trọng. Các tiếng hú, rút càng nhiều và càng lớn thì nguy cơ gặp sự cố cả các thiết bị loa càng cao.

Điều này là bởi vào thời điểm các tiếng hú phát ra, những cuộn dây loa sẽ có xu hướng sản sinh nhiệt một cách nhanh chóng. Lượng nhiệt này không toả ra môi trường xung quanh một cách kịp thời sẽ gây ra hư hỏng cho thiết bị. Hơn nữa, tổn hại không chỉ xuất hiện vứi riêng thiết bị loa mà chúng cũng tác động tiêu cực không nhỏ tới tất cả các thiết bị khác trong toàn bộ dàn âm thanh karaoke gia đình.

Ngoài ra, các tiếng động với âm lượng lớn phát ra một cách đột ngột cũng như bị tắt mở không đúng thứ tự cũng được xem là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng cháy loa. Do đó, để đảm bảo độ bền của thiết bị, người sử dụng cần luôn luôn chú ý tuân thủ theo các nguyên tắc vận hành của một hệ thống âm thanh.

Không chỉ có vậy, người sử dụng cần hạn chế tối đa việc rút jack cắm vào loa, amply hay chạm dây hoặc làm rơi mic.... Những hàng động này có thể tạo ra các âm thanh lớn trong khi hệ thống âm thanh vẫn đang trong quá trình hoạt động.

Bởi vậy, nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị trong quá trình tắt mở cũng như khởi động các thiết bị trong bộ dàn âm thanh, người sử dụng được khuyên sử dụng các bộ cấp nguồn tuần tự.

Phân tần số cho loa không tương thích

Đối với các dàn âm thanh karaoke đòi hỏi việc sử dụng một lượng lớn các thiết bị loa chuyên dụng cho các tần số khác nhau, người sử dụng cần chú ý luôn luôn kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị.

Nếu phân tần số mid hay tần số treble quá thấp so với mức quy định, hay cũng có thể thiết bị amlpy tải loa treble vượt ngưỡng cũng là một lý do gây nên hiện tượng cháy loa. Nhằm khắc phục hiện tượng này, người sử dụng được khuyên dùng các thiết bị phân tần crossover một cách riêng biệt.

Đồng thời, chúng ta cũng có thể sử dụng các thiết bị vang số như dòng vang số GUINNESS DSP-3202 để có thể sử dụng thuận tiện hơn. Các thiết bị vang số này được tích hợp những ngõ ra hoàn toàn riêng biệt cho phép người sử dụng có thể điều chỉnh chúng một cách độc lập.

Sử dụng loa không thích hợp và đúng theo hướng dẫn

Mỗi dòng thiết bị loa từ các hãng đều được sản xuất với các mục đích cụ thể khác nhau. Do đó, mỗi dòng sản phẩm đều sở hữu các ưu ngược điểm riêng biệt của chúng.

Cụ thể, các dòng sản phẩm thiết bị loa karaoke được sản xuất để sử dụng một cách hiệu quả nhất trong không gian gia đình thì chúng sẽ không đủ khả năng đáp ứng cho một sân khấu ngoài trời.

Việc này có thể gây ra hiện tượng quá tải và gây cháy loa. Bởi thế, người sử dụng trước khi chọn mua loa, cần nắm rõ được mục đích sử dụng của mình để chọn mua thiết bị thích hợp nhất. Có như vậy, các thiết bị loa mới hật sự phát huy tối đa công dụng.

Công suất amply và loa không phù hợp

Không chỉ có vậy, việc công suất của hai thiết bị amplt và loa trong một dàn âm thanh không tương thích cũng là một nguyên nhân gây cháy loa.

Cụ thể, theo nguyên tắc, công suất trung bình của một thiết bị amply thông thường cần tối thiết lớn hơn hoặc có thể lớn gấp đôi công suất trung bình của một thiết bị loa. Chí có như vậy, chất lượng âm thanh của một dàn loa mới được đảm bảo.

Do đó, người sử dụng cần năm rõ nguyên tắc này, đồng thời biết được công suất cụ thể của các thiết bị. Nếu không, khi người sử dụng phối ghép các thiết bị một cách bừa bãi, rất có thể sẽ xuất hiện tình trạng méo tiếng âm thanh hay rè tiếng, tệ hơn, rất có thể sẽ cháy loa.

Chưa hết, nếu chúng ta dùng một thiết bị loa có công suất nhỏ cho một quy mô diện tích phòng nghe quá lớn thì độ nhạy của thiết bị sẽ thấp. Đồng thời, việc loa phải hoạt động tại mức công suất tối đa trong một khoảng thời gian dài cũng sẽ gây cháy loa.

Do đó, để có thể khắc phục hiện tượng này và phòng tránh chúng, người sử dụng cần nắm rõ công suất của các thiết bị và nguyên tắc hoặt động của chúng. Bên cạnh đó, việc nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia hay thợ lành nghề trong việc phối ghép, lắp đặt dàn âm thanh là vô cùng cần thiết.

==========================

Trên đây là các chia sẻ của chúng tôi cùng bạn đọc về nguyên nhân gây cháy loa karaoke phổ biến mà người dùng nên biết. Đồng thời, trong bài viết, chúng tôi cũng gợi ý cho bạn đọc các phương pháp phòng ngừa cũng như khắc phục hậu quả một cách chính xác và hữu dụng nhất. Hi vọng bài viết của chúng tôi có thể đem tới cho bạn đọc và những người sử dụng thiết bị loa các thông tin hữu ích.

Bạn đang xem: Tìm hiểu các nguyên nhân gây hiện tượng cháy loa karaoke
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: