Đánh giá tác động của trở kháng đến việc phối ghép amply và loa

Phối ghép loa karaoke và amply chịu tác động gì từ trở tháng

Như chúng ta đã biết, trở kháng là một trong các thông số kĩ thuật quan trọng luôn xuất hiện đối với bất cứ một thiết bị điện từ nào. Bên cạnh đó, trở kháng của các thiết bị loa cũng được đánh giá là một yếu tố có ảnh hưởng tương đối tới các thiết bị loa karaoke. Đồng thời, thông số kỹ thuật này cũng tác động tới những quyết định có liên quan tới việc phối ghép thiết bị loa karaoke với amply.

Vậy thực tế trở kháng của các thiết bị loa là gì? Tác động của trở kháng tới việc phối ghép amply và loa như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Bá Hùng Audio chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé. Hi vọng qua các thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc có thể chọn lựa cho gia đình mình các thiết bị phù hợp nhất với dàn âm thanh karaoke.

Trở kháng của loa là gì?

Trong kỹ thuật điện, trở kháng là một tro các đại lượng vật lý cơ bản. Trở kháng là thông số đại diện cho sự cản trở đối với dòng điện của mạch điện trong trường hợp một hiệu điện thế được đặt vào. Thông số kỹ thuật trở kháng thông thường được ký hiệu với chữ Z cũng như được đo bằng đơn vị đo Ω (Ohm).

Trở kháng là một khái niệm mở rộng thêm của điện trở đối với dòng điện xoay chiều. Trở kháng cũng cho phép người dùng nắm bắt thêm các thông tin liên quan đến độ lệch pha của dòng điện xoay chiều. Trở kháng được hình thành bởi các cuộn dây được cấu tạo bên trong của thiết bị loa quyết định.

Tương tự như nhiều vật dẫn điện khác, thiết bị loa sở hữu một thông số điện trở. Độ lớn của chỉ số điện trở này chính là trở kháng của thiết bị loa đó. Chúng được kí hiệu là R.

Tác động của trở kháng của loa đến phối ghép amply

Khi chọn các thiết bị loa karaoke ghép nối với amply, người sử dụng cần chú ý sao cho trở kháng của các thiết bị này bằng nhau. Nếu không, trong trường hợp tổng trở của các thiết bị loa mà nhỏ hơn chỉ số này của amply, thiết bị amply của dàn karaoke sẽ có xu hướng bị quá tải, hay thậm chí cháy.

Điều này vẫn sẽ xảy ra ngay cả khi chúng ta đã đảm bảo điều kiện ghép nối cơ bản là công suất của thiết bị amply ghép nối lớn hơn công suất trung bình của các thiết bị loa.

Bên cạnh đó, các thiết bị loa sẽ có hai loại trở kháng chính. Đó là trở kháng cao và trở kháng thấp. Thông thường, đối với các thiết bị loa karaoke, các nhà sản xuất sẽ duy trì trở kháng của chúng tại các mức 4 Ohm, 6 Ohm hay 8 Ohm.

Chưa hết, nếu chúng ta tiến hành phối ghép các thiết bị loa trong một dàn âm thanh với nhau, việc đấu nối các thiết bị này vào chung một kênh của thiết bị amply là không thể tránh khỏi. Khi này, chúng ta sẽ có hai cách ghép nối cơ bản. Đó chính là các ghép nối song song và nối liên tiếp.

Nếu các thiết bị loa được kết nối nối tiếp, trở kháng sẽ được tính theo công thức sau:

Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +... + R (n)

Nếu các thiết bị loa được kết nối song song, trở kháng sẽ có thể được tính theo công thức sau:

1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R (n)

Do vậy, khi loa được nối mạch song song, điều này có thể khiến tăng trở kháng giữa các loa. Nếu thông số này càng lớn, có thể nhận định, thiết bị loa sẽ càng có thể tương thích với amply một cách dễ dàng hơn. Bởi vật, thiết bị loa sở hữu trở kháng 8 Ohm sẽ phù hợp ghép nối hpn các thiết bị loa có trở kháng 4 Ohm.

Nếu chúng ta mắc các thiết bị loa song song, trở kháng của các thiết bị sẽ giảm. Khi này, nếu công suất loa gia tăng lên, ta cần đảm bảo công suất của các thiết bị amply cho tương thích cùng loa.

Kết nối loa trở kháng cao

Kiểu kết nối loa trở kháng cao (như 70V/100V) thông thường được sử dụng trong những hệ thống âm thanh dùng để thông báo hay phát tiếng nói cũng như phát nhạc. Các hệ thống âm thanh này có thể được thầy tại các khu vực trường học hay siêu thị cũng như các hệ thống âm thanh công cộng...

Những hệ thống âm thanh này thông thường sử dụng những thiết bị loa sở hữu biến áp cũng như amply với khả năng chia vùng nhằm phát tại các vị trí mà người sử dụng mong muốn. Bên cạnh đó, biến áp chính là thiết bị cho phép người sử dụng có thể điều chỉnh được mức công suất sử dụng loa theo ý muốn.

Kết nối loa tại trở kháng cao có thể giúp cho người sử dụng đạt được nhiều lợi ích. Một trong các ưu điểm của phương pháp này chính là đảm bảo hiệu quả âm thanh trong khi các tín hiệu vẫn được truyền đi xa từ amply tới loa.

Bên cạnh đó, các hệ thống âm thanh công cộng đòi hỏi độ phủ sóng rộng bên trong không gian có thể lên tới vài ngàn mét vuông cùng với quy mô hàng ngàn người. Chưa hết, khoảng cách nối dây giữa các thiết bị loa và amply cũng tương đối lớn.

Do đó, điêu này đỏi hỏi người sử dụng phải dùng phương pháp kết nối loa tại trở kháng cao. Chỉ có như vậy, các tín hiệu âm thanh truyền đi xa mới không bị suy hao.

Bên cạnh đó, việc mắc song song các thiết bị loa tạo ra trở kháng cao cũng giúp cho người dùng có thể tính toán được chỉ số này một cách dễ dàng hơn. Không cần quan tâm tới trở kháng của các thiết bị loa cụ thể, ta chỉ cần đảm bảo mức công suất của các thiết bị loa nhỏ hơn công suất của thiết bị amply là được.

==================================

Trên đây là các thông tin về trở kháng của loa mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Đồng thời, trong bài viết này, chúng tôi cũng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về tác động của trở kháng trong dàn âm thanh đối với quá trình thực hiện phối ghép giữa thiết bị loa karaoke và amply trong dàn âm thanh. Hi vọng với các thông tin này, bạn đọc có thể áp dụng để lựa cọn các thiết bị phù hợp với dàn karaoke gia đình.

 

Bạn đang xem: Đánh giá tác động của trở kháng đến việc phối ghép amply và loa
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: