Định dạng DSD và FLAC khác nhau ở những điểm nào ?

Định dạng DSD và định dạng FLAC đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và được nhiều người dùng tìm đến để có thể trải nghiệm.

 

Định dạng DSD và định dạng FLAC đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và được nhiều người dùng tìm đến để có thể trải nghiệm. Cũng từ đó mà 2 định dạng âm thanh này trở thành những định dạng âm thanh quan trọng của những người chơi âm nhạc. Cả 2 đều hiện ra sự vượt trội hoàn toàn khi so sánh với các định dạng nhạc số thông thường, tuy nhiên, định dạng DSD và FLAC khác nhau ở những điểm nào, như thế nào ? Cùng Bá Hùng Audio khám phá qua bài viết ngay sau đây nhé !

Nhạc số định dạng DSD là gì ?

Nhạc số định dạng DSD là gì ?

Direct Stream Digital viết tắt là DSD là tên một mỹ thuật chuyển đổi định dạng âm nhạc của Sony và Philips. Kỹ thuật này được dùng trong các hệ thống tái tạo lại tín hiệu của âm thanh kỹ thuật số, loại được sử dụng cho SACD - Super Audio CD. 

Kỹ thuật chuyển đổi định dạng DSD đã được phát triển bởi 2 người là Andreas Koch và Ed Meitner của hãng EMM Labs. Sau đó Koch đã thành lập nên AKDesign và tiếp tục công việc nghiên cứu về sự chuyển giao từ tập tin DSD qua dạng kết nối USB. 

Công nghệ DSD vẫn tiếp tục được phát triển và chuyển hướng sang thương mại hóa do Sony và Philips, sau đó, vào năm 2005 Philips đã bán lại cho hãng Sonic Studio để định dạng DSD phát triển hơn nữa.

DSD sử dụng công nghệ mã hóa tín hiệu bằng các mật độ xung nhịp, một kỹ thuật dùng để lưu trữ các tín hiệu âm thanh ở trên phương tiện kỹ thuật số để sử dụng cho SACD. 

Tín hiệu âm thanh sẽ được lưu trữ giống như các âm thanh dạng kỹ thuật số với dạng nắn âm delta-sigma; một chuỗi những giá trị 1-bit với loại sampling rate 2.8224MHz. 

Nắn nhiễu âm sẽ được tạo ra tại trong tín hiệu lớn gấp 64 lần những tín hiệu gốc giúp làm giảm tiếng ồn và sự biến âm gây ra bở vì thiếu chính xác của các lượng âm trong tín hiệu 1-bit. 

Xem thêm: HÀNG DEMO - ĐẦU CD - CHÍNH HÃNG

Nhạc định dạng FLAC là gì ?

FLAC là từ viết tắt từ tiếng Anh Free Lossless Audio Codec, là một dạng định nhạc dùng để nén nhỏ đi dung lượng một file âm thanh nào đó mà không làm bị mất đi những lượng tín hiệu vốn có. 

FLAC là 1 kiểu nén dạng file bảo toàn dữ liệu chứ không phải như là dạng nén lossy. FLAC không có giống như là định dạng MP3, WMA, OGG, MPC,…  Về dung lượng nén tổng thể, nhạc FLAC sẽ được thu gọn khoảng 30% so với những bài hát gốc ở trên đĩa CD.

Nhạc định dạng FLAC là gì ?

 Điểm tối ưu khiến cho FLAC đang dần trở thành một loại tiêu chuẩn nén âm thanh được ưa chuộng. Một nguồn âm thanh được nén bằng định dạng FLAC, khi cần sẽ có thể giải nén và nhận được trọn vẹn các file nhỏ bên trong mà không làm thất thoát đi một đơn vị dữ liệu âm thanh nào.

Cùng với âm nhạc 320kbps, nhạc FLAC là một trong 2 loại định dạng nhạc phổ biến nhất ở trên thế giới hiện tại. Nhạc FLAC thật sự là có nhiều ưu điểm vượt trội so với những định dạng của nhạc khác. Nhạc 320kbps sẽ nén mất đi rất nhiều dung lượng còn định dạng nhạc FLAC sẽ cân bằng được cả 2 là lossless và 320kbps. Nhạc FLAC sẽ nén bài hát xuống 1 chút mà vẫn có thể đảm bảo cho chất lượng bài hát phát lại vô cùng tuyệt vời.

Điểm khác nhau giữa định dạng DSD VÀ FLAC

Ở những file nhạc FLAC hay nhạc WAV thì độ sâu của trường âm thanh thường là từ 16bit cho đến 32bit nhưng ở dạng DSD thì chỉ có 1 Bit. Nhưng bù lại ở các file dạng DSD thì tần số lấy mẫu lại cao hơn nhiều lần so với FLAC và WAV. 

Tần số lấy mẫu sẽ có lợi thế hơn bởi nó tạo ra cho sóng âm được liền mạch và mềm mại hơn, thậm chí là các tần số gây nhiễu có thể được gói lại và đưa tạm vào trong tần số cực cao trong mức siêu âm cho tai người không còn nghe thấy nữa nên cũng sẽ làm âm thanh bản ghi được sạch sẽ và chi tiết hơn.

Nhưng không nên chỉ nhìn vào một thông số của định dạng âm thanh là nghĩ rằng file nhạc sẽ có chất lượng cao nhé. 

Ví dụ các file dạng DSD hoặc các file dạng FLAC cũng phụ thuộc vào các thiết bị RIP, các thiết bị đọc nguồn. 

Nếu các đĩa âm thanh được chuyển đổi bởi các thiết vị RIP thấp thì dù có là phiên bản cao nhất thì cũng khí có thể cho ra âm thanh hay.

Thường thì những file nhạc chất lượng cao, đạt chuẩn DSD hay FLAC được sử dụng trong những nội dung của âm nhạc giao hưởng trong thính phòng hoặc là từ những phòng thu hiện đại thu âm chuyên nghiệp phục vụ các Audiophile. 

Xem thêm: Marantz Ra Mắt Mẫu CD 60 – Thiết Kế Mang Tính Thời Đại Cho Các Tín Đồ CD

Tổng kết

Trên đây là những thông tin mà Bá Hùng Audio muốn chia sẻ đến cho bạn về những điểm khác nhau của DSD và FLAC. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. 

Nếu bạn đang cần tư vấn và mua loa hoặc các phụ kiện âm thanh thì hãy đến ngay với Bá Hùng Audio để được giúp đỡ và mua được những sản phẩm chất lượng tốt nhất với giá thành phải chăng bạn nhé ! 

Bạn đang xem: Định dạng DSD và FLAC khác nhau ở những điểm nào ?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: