Vì sao loa có tiếng sôi, và loại bỏ tiếng sôi bằng cách nào?

Một dàn âm thanh chất lượng nhưng đôi lúc sẽ không tránh khỏi các hiện tượng như bị sôi, bị rè. Lúc này, chất lượng âm thanh sẽ không tốt và nghe tệ hơn bình thường. Trong bài viết này, Bá Hùng Audio sẽ giới thiệu đến bạn các thông tin Vì sao loa có tiếng sôi, và loại bỏ tiếng sôi bằng cách nào? Cùng theo dõi để nắm được cách bạn nhé! 

Nguyên nhân vì sao loa có tiếng sôi, và loại bỏ tiếng sôi bằng cách nào?

Để có thể loại bỏ tiếng sôi thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu các nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Từ đó, mới tìm được cách giải quyết hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân loa bị sôi

- Do tình trạng thiếu mát (mở mát): Hiện tượng này có nghĩa là không có dây tiếp đất. Lúc này, loa bị méo tiếng, xuất hiện tiếng sôi. 

- Xảy ra hiện tượng xung mạch trong nguồn điện. Điều này có thể xuất phát từ việc nối cùng đường dây với động cơ, hay gần các nhà máy. 

- Chiết áp volume kém, tiếp xúc không tốt dẫn đến các tiếng sôi, nổ lụp bụp. 

- Jack cắm loa kém, ổ cắm jack kém, ổ chập hở mát

- Loa có tiếng sôi do bạn thường xuyên để micro hú trong một khoảng thời gian mà không xử lý

- Treble thấp, Crossover với tần số Mid/ Ampli tải loa quá lớn

- Dàn loa với công suất thấp, không đủ để đáp ứng nhu cầu. Lúc sử dụng dễ làm rè loa, hư hỏng cả dàn máy mà không hay. 

- EQ sử dụng vượt mức, khi loa hoạt động ở những dải tần quá tải cũng dẫn đến loa rè, sôi, có tiếng

- Amply/ cục đẩy công suất quá nhỏ không đủ tải cho loa

- Trước khi xuống Power, tín hiệu vào bàn Mixer và EQ quá tải

- Khi loa có dấu hiệu hư hỏng, không sửa chữa ngay lập tức mà để hư hỏng ngày càng tệ hơn

Xem thêm: Loa - Bá Hùng Audio chuyên cung cấp loa nhập khẩu chính hãng, giá cả cạnh tranh 

Hướng dẫn khắc phục tiếng sôi, xì xì trong loa dễ dàng, ai cũng làm được 

Sau khi đã tìm hiểu vì sao loa có tiếng sôi, và loại bỏ tiếng sôi bằng cách nào? được nhắc đến phía trên. Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết hơn các bước để khắc phục tiếng xì ở loa đơn giản và hiệu quả nhất. 

Bước 1: Kiểm tra dây loa

Ở bước này, bạn kiểm tra toàn bộ dây loa mà mình đang sử dụng. Nếu bạn đang thay thế dây loa ban đầu bằng dây điện hay các loại dây kém chất lượng hơn thì sau một khoảng thời gian sử dụng, dây sẽ bị mòn và có hiện tượng rỉ rét. 

Lúc này, bạn nên thay nó ngay lập tức. Dùng các loại dây với chất lượng tốt hơn để đảm bảo chất lượng sau một khoảng thời gian sử dụng. 

Bước 2: Kiểm tra các Jack kết nối

Kiểm tra lại toàn bộ các Jack kết nối, nhất và với loại dây AV phải dùng loại có chất lượng cao. Tháo lần lượt từng dây và kiểm tra từng dây một. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng loa phát ra tiếng xì xì bạn cần kiểm tra từng dây kết nối giữa đầu karaoke, cục đẩy và ampli thật kỹ. 

Chú ý: Kiểm tra từng dây, không nên thay tất cả. Thử, kiểm tra và thay sau đó kiểm tra lại khi nào hết tiếng sôi thì thôi. Khi kiểm tra nhớ bật đầu karaoke, có thiết bị hoạt động với volume bình thường. Bật từng bài hát và pause lại theo bài để có thể nghe rõ tiếng sôi nếu có bạn nhé. 

Xem thêm: Dây USB có ảnh hưởng đến chất lượng của âm thanh như thế nào ? 

Bước 3: Kiểm tra chất lượng các dây kết nối với Micro

Vì sao loa có tiếng sôi, và loại bỏ tiếng sôi bằng cách nào? Bạn không nên dùng các loại dây micro đi kèm theo. Bởi những loại dây kèm theo này thường là hàng khuyến mãi, rẻ, lõi bẻ, nên khi cắm vào lỏng không ăn khớp.

Sau một thời gian khi sử dụng thì các jack cắm sẽ gây ra tiếng sột soạt, tiếng rồ, loa treble kêu rè rè khi hát. Các ruột cũng bị mủn ra, dây xoắn dễ bị đứt cả lõi bên trong. 

Thêm vào đó, các dây đi kèm tiếp xúc với Ampli kém nên dễ làm yếu hay giảm chất lượng truyền đi từ Micro vào Ampli. Chúng tôi khuyên bạn nên dùng các jack cắm nối cao cấp bên ngoài để không xảy ra hiện tượng nhiễu tín hiệu, sôi rè cho loa. 

Bước 4: Kiểm tra các dây kết nối với loa

Sau một thời gian sử dụng loa, điều bạn nên làm là thay dây/ đầu kết nối với loa. Hoặc xịt thử một chút nước chống gỉ RP7 mua ở các cửa hàng kim khí và lau kỹ rồi đấu lại dây xem có đỡ bị sôi không.

Ngoài những bước trên, mọi người có thể kiểm tra tạp âm bằng các cách đơn giản dưới đây nữa nhé: 

- Điều chỉnh các tần số trên bộ vang, các hệ thống loa

- Giảm âm lượng loa treble xuống với mức phù hợp

- Bật các chế độ âm lượng, mute cho các loại âm thanh

- Cắt giảm những tính năng không cần thiết để chất lượng âm thanh được đảm bảo nhất

- Đầu tư những bộ thu phát Bluetooth không dây cao cấp để hạn chế tình trạng nhiễu

Lời kết 

Trên đây là những thông tin đầy đủ và chi tiết về Vì sao loa có tiếng sôi, và loại bỏ tiếng sôi bằng cách nào? Mong rằng bạn có thể sớm phát hiện ra vấn đề và sửa chữa hay điều chỉnh loa đúng cách. 

Bá Hùng Audio chuyên cung cấp các thiết bị âm thanh. Chúng tôi luôn hỗ trợ, tư vấn thiết kế hệ thống âm thanh chính hãng, đúng kỹ thuật. Các sản phẩm được bán với chính sách ưu đãi hấp dẫn nhất.

BÁ HÙNG AUDIO "CHẤT LƯỢNG TẠO THỊNH VƯỢNG"
ĐT: 0978263263 - WEB: http://bahungaudio.com/
Youtube: http://www.youtube.com/c/Hungaudiovn
FB: https://www.facebook.com/bahungaudio

Loa Focal Kanta No2

 
 
Thông số kỹ thuật

 

Khuyến mãi - Ưu đãi
  • Ship COD toàn quốc
  • Tặng dây loa hoặc dây tín hiệu
  • Miễn phí setup, lắp đặt nội thành
  • Miễn phí ship khi thanh toán trước
  • Trả góp chỉ từ 1%, thủ tục đơn giản
Bạn đang xem: Vì sao loa có tiếng sôi, và loại bỏ tiếng sôi bằng cách nào?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: